Không chỉ đề cao giá trị trải nghiệm cao cấp, giới thượng lưu với tư duy tiêu dùng “có trách nhiệm” ngày càng dành sự ưu ái cho những sản phẩm mang tính bền vững.Tạo ra những sản phẩm vừa đẳng cấp, vừa mang tính bền vững dần trở thành mục tiêu hướng tới của các thương hiệu về phong cách sống (lifestyle) xa xỉ như thời trang hay kiến trúc, nội thất.
Nếu như trước đây, “xa xỉ” luôn được định nghĩa bằng tay nghề thủ công tinh xảo và tính độc bản thì giờ đây, bên cạnh những trải nghiệm đắt giá vốn không dành cho số đông, giá trị bền vững cùng những thông điệp mang tính thời đại đang dần tái định hình sự đẳng cấp của một thương hiệu thời trang.
Không nằm ngoài dòng chảy thời cuộc, Gucci đã nhanh chóng trở thành ví dụ điển hình trong cuộc cách mạng của lĩnh vực thời trang xa xỉ khi tiên phong trong các chiến dịch “xanh” như “Gucci Equilibrium”. Bằng những chi tiết nhỏ như sử dụng các lớp in chìm trên khắp các túi, hộp, hộp từ tính và khăn bọc, không còn bề mặt cán nhựa trên bao bì sản phẩm, nhà mốt lừng danh này đã thành công rực rỡ khi vừa đảm bảo bản sắc thương hiệu mà vẫn góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững đã và đang tạo ra “cách mạng” trong lĩnh vực thời trang xa xỉ
Không chỉ tác động tích cực đến làng mốt, khái niệm bền vững cũng đang tạo nên những thay đổi trong tư duy kiến trúc ở nhiều công trình thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang. Bên cạnh công năng tiện nghi hay hình thái đẹp đề cao tính trải nghiệm, giới thượng lưu ngày nay với sự am hiểu và tầm nhìn xa trông rộng đang ngày một lưu tâm đến giá trị bền vững đi cùng năm tháng của một công trình kiến trúc.
Sự bền bỉ trong kết cấu, vật liệu và kỹ thuật, giá trị thẩm mỹ hài hòa cùng cảnh quan và con người, tính thân thiện môi trường trong suốt quá trình sản xuất và sử dụng là những tiêu chí bền vững cần có ở một công trình.
Đây cũng chính là nấc thang mới mà các chủ đầu tư, kiến trúc sư, đơn vị thi công lẫn các thương hiệu sản xuất cao cấp cần phải chinh phục trong hành trình nâng tầm chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu vốn khắt khe, cầu toàn của một bộ phận khách hàng tinh hoa.
Những công trình hạng sang thu hút giới thượng lưu luôn ưu tiên tính trải nghiệm và phát triển bền vững.
Theo Agility Research & Strategy – công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thương hiệu xa xỉ, các mối quan tâm điển hình của tầng lớp siêu giàu trong những năm gần đây đều liên quan đến giá trị bền vững, gắn kết xã hội. Đây cũng chính là xu hướng mà nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đang đặt trọng tâm phát triển.
Trong đó, Simon – thương hiệu Tây Ban Nha với bề dày kinh nghiệm 100 năm tiên phong trong ngành sản xuất thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng chính là một tấm gương tiêu biểu.
Là tập đoàn hàng đầu châu Âu, Simon ghi dấu ấn đặc biệt toàn cầu qua các sản phẩm gắn liền với sự phát triển bền vững cùng tiêu chuẩn quốc tế trong các công trình nhà ở và khách sạn 5 sao.
Tại Simon, tất cả nguyên liệu, linh kiện sản xuất đều được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ càng từ đội ngũ R&D để đảm bảo chất lượng bền bỉ và thẩm mỹ sang trọng nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, đồng thời vẫn đảm bảo tính thân thiện môi trường.
“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. Và tại Simon, chúng tôi xác định đây là trách nhiệm của một thương hiệu vì người dùng. Đó là lý do tại sao ngoài các dự án R&D chuyên về thiết kế, tính năng sản phẩm thì chúng tôi cũng luôn chú trọng đến yếu tố môi trường. Hầu hết các loại giấy được sử dụng tại Simon đều đạt chứng nhận của PEFC – một tổ chức chuyên đánh giá hoạt động quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất. Ngoài ra, Simon cũng đồng hành phát triển cùng các dự án có chứng nhận LEED – một chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council), một tổ chức phi chính phủ chuyên đánh giá các công trình, tòa nhà đạt chuẩn thân thiện với môi trường. Từng chi tiết của linh kiện, thiết bị đều được thiết kế bởi đội ngũ nghiên cứu và phát triển hàng đầu nhằm giảm lượng khí thải carbon từ khâu sản xuất cho tới vận hành. Ngay trong chính các nhà máy, chúng tôi đều áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường theo một tiêu chuẩn duy nhất “Nhiều nhà máy – Một chất lượng”, đại diện Simon chia sẻ.Tại thị trường Việt Nam, Simon cũng đang trở thành thương hiệu thiết bị điện bảo chứng cho chất lượng và đẳng cấp của nhiều công trình từ cao cấp đến siêu sang như resort Flamingo Đại Lải, khách sạn Mariott Nha Trang, khu đô thị Vinhomes Grand Park, Ciputra Complex, Vivo City…