Giới thiệu công nghệ chuông cửa không dây không dùng pin
Chuông cửa không dây không dùng pin là xu hướng phát triển mới của dòng chuông cửa không dây hiện đại, nó khắc phục những nhược điểm lắp đặt phức tạp của dòng chuông cửa có dây, hưởng ứng trào lưu DIY, ai cũng có thể tự mình lắp đặt chuông điện tại nhà. Đồng thời, Chuông không dây không dùng pin cũng khắc phục nhược điểm tín hiệu không ổn đinh, khả năng chống nước kém của dòng chuông cửa không dây dùng pin, với nút bấm không dùng pin thân thiện với môi trường.
Tuy là dòng sản phẩm mới ra mắt trong vài năm trở lại đây nhưng các công nghệ mà chuông cửa không dây không dùng pin sở hữu lại không hề mới, hoàn toàn thân thuộc với người dùng. Bài viết này sẽ tập trung giải thích thắc mắc “nút nhấn chuông lấy nguồn điện từ đâu?” khi mà không sử dụng pin như các dòng chuông cửa không dây dùng pin thông thường. Nếu bạn có thắc mắc cách dòng chuông cửa này truyền tín hiệu không dây ra sao, vui lòng xem bài viết 6 điều bạn cần biết về chuông cửa không dây
Vào năm 1880, Pierre Curie (Chồng của Marie Curie) và anh trai ông Jacques Curie đã công bố nghiên cứu hiện tượng xuất hiện dòng điện khi tác động một lực vào các vật liệu tinh thể tourmaline, thạch anh, topaz, đường mía và muối Rochelle. Anh em nhà Curie đã gọi đó là hiện tượng áp điện (tên tiếng anh là piezoelectricity)
Áp điện là điện được tích tụ hoặc điện được sinh ra ở một số vật liệu rắn khi chịu tác động của áp suất. những vật được cấu tạo bởi ba yếu tố PZT (chì Pb, zorconi, titan) như gốm áp điện và thạch anh đều có tính chất áp điện.
Tính áp điện có 2 hiệu ứng thuận và nghịch trong đó:
Chuông cửa không dây không dùng pin sử dụng hiện tượng áp điện nghịch. Về cơ bản, trong mỗi nút nhấn đều có một áp điện và thạch anh tạo thành một chiếc máy phát điện siêu nhỏ. Nhấn nút xuống sẽ tạo ra một lực cơ học tác động vào thạch anh và áp điện sử dụng lực này như một nguồn năng lượng vi mô để tạo ra tín hiệu công suất thấp, nó vừa đủ để gửi tín hiệu về loa chuông.
Việc ra đời của dòng chuông không dây không dùng pin không chỉ giải quyết được vấn đề tín hiệu không ổn đinh do pin yếu sau một khoảng thời gian sử dụng gây ra hay như việc pin bị hỏng chảy nước làm ăn mòn hỏng hết mạch điện bên trong nút nhấn. Nó còn góp phần vào trào lưu công nghệ xanh bảo vệ môi trường, bởi chỉ cần vứt ra ngoài môi trường 1 quả pin, nó sẽ làm ô nhiễm 500l nước, 1m2 đất trong 50 năm.
Bài viết có tham khảo thông tin từ Wikipedia nên có thể có sai sót, rất mong nhận được nhận xét và góp ý bên dưới để bài viết được hoàn thiện hơn.