Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào?

Thử đặt lên bàn cân so sánh đồ dùng nhà bếp của mấy chục năm về trước và phiên bản “con cháu” ở thời điểm hiện tại, nhiều chị em hẳn sẽ cảm thấy mình thật may mắn khi việc vào bếp ngày nay đã “nhàn hạ” hơn trước rất nhiều!

Ấm đun nước

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 1.

Tầm vài chục năm về trước, những chiếc ấm đun nước phổ biến nhất ở Việt Nam thường được làm bằng gang, đồng hoặc nhôm. Loại ấm này dễ bị xuống cấp về ngoại hình sau 1 thời gian sử dụng, phần nắp không cách nhiệt và dễ bị bung ra khi đổ nước. Thời xưa, ấm nhôm chỉ có giá khoảng vài đồng mà thôi.

Ngày nay, ấm đun nước siêu tốc tiện lợi và an toàn đã trở thành món đồ thay thế hoàn hảo cho ấm nước truyền thống.

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 2.

Một số loại còn được thiết kế thành dạng nồi siêu tốc mini dành cho các cô nàng độc thân. Lòng ấm/nồi là lớp inox không gỉ, giữ nhiệt tốt. Thời gian đun sôi nước chỉ từ 1-5 phút tùy lượng nước.

Nồi siêu tốc mini - Giá tham khảo: 99 - 199 nghìn đồng/chiếc

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 3.

Ấm đun nước gấp gọn là 1 phiên bản nâng cấp khác của ấm đun truyền thống. Sản phẩm được làm từ chất liệu thép không gỉ, silicone và nhựa PP. Thời gian đun sôi nước chỉ trong vòng 4 phút. Ấm có thể gấp gọn bỏ túi để mang đi dã ngoại, du lịch.

Ấm siêu tốc gấp gọn - Giá tham khảo: 278 - 760 nghìn đồng/chiếc

Lồng bàn

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 4.

Thời xưa, các bà các mẹ thường sử dụng lồng bàn tre để đậy thực phẩm. 1 chiếc lồng bàn thời đó có giá chỉ khoảng 5 đồng. Trong thập niên 90, những chiếc lồng bàn nhựa bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Còn ngày nay, lồng bàn nhựa đang bị “lép vế” trước những loại lồng bàn giữ nhiệt hiện đại.

Lồng bàn giữ nhiệt gấp gọn - Giá tham khảo: 58 - 92 nghìn đồng. Mặt trong của sản phẩm là lớp nhôm tráng mỏng có tác dụng giữ nhiệt, mặt ngoài là lớp vải với hoa văn đẹp mắt. Lồng bàn có thể gấp gọn khi không sử dụng nhờ hệ thống khung nhôm linh hoạt.

Cặp lồng cơm

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 7.

Cặp lồng cơm thời xưa còn được gọi là “Cà mèn”, thường được làm bằng nhôm hoặc thép tráng men. Vật dụng này có khả năng giữ nhiệt tốt nhưng ngoại hình kém bắt mắt, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của nhiều gia đình thời bấy giờ.

Ngày nay, thế hệ “con cháu” của cặp lồng cơm là những hộp đựng cơm xinh xắn, đa dạng về mẫu mã, màu sắc lẫn chức năng. Hầu hết các hộp đều đi kèm bộ thìa, đũa tiện lợi.

Hộp cơm tự hâm nóng - Giá: 375 - 670 nghìn đồng. Vỏ hộp cơm thường được làm từ nhựa PP cao cấp, an toàn với thực phẩm và chịu được nhiệt độ cao. Lòng nồi làm bằng inox 304. 1 số hộp cơm hiện đại còn có chức năng… nấu cơm “xịn sò”, sử dụng công nghệ vi áp 3 chiều, hấp và làm chín thức ăn nhanh chóng.

Bếp điện

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 9.

Vài thập niên về trước, nếu trong nhà bạn có 1 chiếc bếp điện Liên Xô như thế này là đủ “phổng mũi” tự hào. Bếp có thiết kế giống như bếp gas với 2 họng, có núm điều chỉnh nhiệt độ riêng cho từng họng. Một chiếc bếp điện thời bấy giờ có giá khoảng 250 đồng.

Bếp điện ngày nay có thiết kế đẹp mắt hơn, phổ biến nhất là dạng âm bàn với nhiều chức năng cao cấp như hẹn giờ, khóa trẻ em… Bên cạnh đó, trên thị trường còn xuất hiện bếp điện mini, bếp điện tích hợp nướng lẩu…

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 11.

Bếp điện mini đa năng - Giá: 130 - 300 nghìn đồng. Sản phẩm có công suất 500w, tương thích với mọi chất liệu như bình thủy tinh, nồi gốm, sứ, gang… Mặt bếp chống trơn trượt, núm điều chỉnh cho phép người dùng tăng giảm thời gian, công suất nấu tùy ý.

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 12.

Bếp điện tích hợp nướng lẩu 2 trong 1 - Giá: Từ 450.000 đồng. Sản phẩm có công suất 1500W, kiểm soát nhiệt độ 2 bên độc lập. Khay nướng sâu 3cm, ngăn nấu lẩu sâu 11cm. Ngoài các món lẩu, nướng, bếp có thể dùng để chế biến nhiều món khác.

Nồi cơm

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 13.

Nồi cơm thời xưa thường là nồi gang, khi nấu thường bị dính cơm và tạo 1 lớp cháy dưới đáy nồi. Loại nồi này có ưu điểm là giữ nhiệt lâu, có thể nấu ở lửa to và… rất bền. Trước kia, 1 chiếc nồi gang 5L chỉ có giá khoảng... 10 đồng mà thôi.

Nồi cơm hiện đại ngày nay tuy không thể tạo ra lớp cơm cháy thơm ngon nhưng lại “ăn điểm” về độ đa năng và tiện dụng. Nhiều loại nồi có khả năng hẹn giờ, chỉnh nhiệt độ, nấu cháo, làm các món hầm, kho…

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 14.

Trên thị trường còn có loại nồi cơm điện 2 ngăn với giá từ 2 - 2,6 triệu đồng/chiếc. Nồi có công suất 900W, dung tích khoảng 1,8L. Với 2 ngăn tiện dụng, bà nội trợ có thể chế biến 2 món cùng lúc để tiết kiệm thời gian.

Thớt

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 15.

Thớt thời xưa chủ yếu là thớt gỗ dày, nặng và dễ bị nứt, bị mốc sau 1 thời gian sử dụng. Một chiếc thớt ngày ấy có giá từ 2-3 đồng.

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 16.

Ngày nay, người tiêu dùng đã có thêm nhiều lựa chọn khác như thớt kính, thớt inox hoặc thớt silicon. Đặc biệt phải kể đến mẫu thớt silicon đa năng 2 trong 1, vừa có thể làm thớt vừa có thể “biến hình” thành chậu rửa tiện dụng.

Rổ rửa rau củ quả

Trước khi rổ nhựa trở nên phổ biến, các bà các mẹ thời xưa chủ yếu sử dụng rổ tre để đựng và rửa các loại rau củ quả. Giá của loại rổ này cũng rất rẻ, chỉ khoảng 5 hào/chiếc. Tuy nhiên, rổ tre có nhược điểm là khó rửa sạch và dễ bị mốc

Hiện tại, rổ nhựa vẫn là lựa chọn phổ biến số 1 của các bà nội trợ. Trong đó có nhiều loại rổ được nâng cấp thêm về thiết kế để việc sử dụng trở nên tiện lợi hơn.

Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào? - Ảnh 18.

Rổ thái bào rau củ quả đa năng - Giá: 75 - 90 nghìn đồng. Sản phẩm có thiết kế 3 lớp, bao gồm khay thái và bào, rổ đựng giữ thăng bằng và chậu rửa. Sau khi rửa, chị em có thể nghiêng chậu để đổ nước mà rổ đựng rau củ vẫn giữ nguyên trạng thái thăng bằng.

Untitled Document
Tạo đơn hàng
BƯỚC 1
Tạo đơn hàng
Xác nhận đơn hàng
BƯỚC 2
Xác nhận đơn hàng
Giao hàng
BƯỚC 3
Giao hàng
Nhận hàng và thanh toán
BƯỚC 4
Nhận hàng và thanh toán